Thang máy được ví như một phương tiện giao thông vô cùng đặc biệt giúp quá trình di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trong quá trình sử dụng, để thang máy được vận hành tốt nhất, việc bảo trì định kỳ là hoàn toàn cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn:
Trong nhiều trường hợp, do các hoạt động của con người hoặc yếu tố ngoại cảnh, thiết bị thang máy có thể gặp sự cố. Thang máy trước khi được vận hành đã phải trải qua quy trình kiểm tra rất khắt khe. Tuy nhiên, khi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, thời gian làm việc liên tục, các thiết bị, linh kiện của thang máy bị ảnh hưởng. Thang máy có thể không vận hành trơn tru như ban đầu. Việc kiểm tra định kỳ sẽ phát hiện sớm các vấn đề này và có phương án xử lý kịp thời, tránh các sự cố xảy ra.
Bảo hành bảo dưỡng thang máy giúp quá trình vận hành thang máy trơn tru, không xảy ra sự cố, không bị gián đoạn, mang lại sự thoải mái và an toàn cho người dùng.
Trong chính sách bảo hành thang máy của mọi nhà sản xuất, người sở hữu thang máy nên thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ theo quy định. Đây là chính sách giúp bảo vệ quyền lợi, đảm bảo an toàn cho người sở hữu thang máy.
Cho dù là tiếng động nhỏ hay rung lắc nhẹ trong khi thang máy hoạt động cũng sẽ khiến cho người dùng lo ngại và không thoải mái. Người sử dụng thang máy khi biết thang máy luôn được bảo dưỡng định kỳ chắc chắn sẽ rất yên tâm trong quá trình sử dụng. Thang máy di chuyển êm ái, vận hành tốt sẽ giúp người dùng không có cảm giác lo lắng mỗi khi di chuyển.
Kết quả quan trọng nhất của quá trình bảo dưỡng thang máy chính là để sản phẩm luôn ở trong trạng thái hoạt động ổn định nhất. Thang máy không đảm bảo an toàn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Công tác bảo hành bảo dưỡng sẽ giúp thang máy hoạt động bền bỉ và an toàn.
2. Quy định về thời gian nên sử dụng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thang máy
Thời gian bảo trì, bảo dưỡng thang máy phụ thuộc vào tần suất vận hành và tuổi thọ của phương tiện di chuyển đó. Thời gian bảo trì thang máy được quy định cụ thể như sau:
- Khi mới lắp đặt thang máy: Ở giai đoạn này, thang máy sẽ được bảo trì 1 tháng/ 1 lần để theo dõi và cải thiện nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
- Sau 1 năm sử dụng thang máy: Trong giai đoạn này, ban quản lý vận hành nhà chung cư, tòa nhà văn phòng cần phải triển khai bảo trì tháng máy ít nhất 2-3 tháng/ 1 lần để phát hiện ra các sự cố và xử lý kịp thời.
Khi khách hàng có nhu cầu bảo trì thang máy thì đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành bảo trì định kỳ dưới 2 hình thức:
- Bảo trì thang máy theo tiêu chuẩn: Việc bảo trì sẽ được thực hiện hàng tháng theo các quy định đã được ký kết trong hợp đồng. Nếu bộ phận nào bị hỏng hoặc gặp sự cố sẽ được sửa chữa hoặc thay thế tùy theo quyết định của khách hàng.
- Bảo trì thang máy trọn gói: Thang máy cũng được bảo trì hàng tháng theo các quy định đã ký trên hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bộ phận nào bị hỏng hoặc bị lỗi thì công ty quản lý chung cư sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm thay các thiết bị này như đã cam kết.
4. Quy trình bảo trì thang máy
Bước đầu tiên cần thực hiện trong quy trình bảo trì thang máy đó là kiểm tra sơ bộ. Ở bước này, bộ phận bảo trì tòa nhà cần:
- Trao đổi tình hình vận hành của thang máy với đơn vị đại diện sử dụng để nắm bắt sơ bộ thông tin về những phần cần bảo trì.
- Đi lại trong thang máy nhiều lần để đánh giá chất lượng hoạt động khi lên/ xuống, tốc độ, đèn, báo hiệu,...
Tiếp theo, bộ phận bảo trì cần phải kiểm tra các bộ phận sau để việc bảo dưỡng thang máy được tiến hành hiệu quả nhất:
- Kiểm tra phòng máy: Nhân viên bảo trì cần kiểm tra các thiết bị như cầu dao, máy kéo… Nhân viên cần lưu ý ngắt điện khi kiểm tra ắc quy của thang máy. Đồng thời, tủ điện và các thiết bị trong phòng máy cũng cần được kiểm tra
- Kiểm tra Cabin: Nhân viên bảo trì cần kiểm tra bảng điều khiển và việc đóng mở cửa Cabin. Với bảng điều khiển, đơn vị bảo trì sẽ kiểm tra tính chính xác và sự nhanh chóng của thang máy khi gọi tầng. Ngoài ra, đơn vị quản lý sẽ đi lại trong Cabin để kiểm tra hoạt động đóng mở cửa có khớp nhau và có gây ra tiếng ồn hay không.
- Kiểm tra hố PIT, hố thang máy: Ở hố thang máy, đơn vị bảo trì cần kiểm tra các bộ phận như công tắc điều khiển, rail… Hố PIT cần được kiểm tra về độ chống thấm, vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra các công tắc,...
- Kiểm tra nút bấm tầng: Bộ phận kỹ thuật sẽ di chuyển lên/ xuống để kiểm tra nút bấm tầng và số tầng hiển thị trên nút có chính xác không.
Bước cuối cùng trong quy trình bảo trì thang máy đó là kiểm tra vệ sinh của hệ thống. Các phần cần kiểm tra sẽ gồm có:
- Kiểm tra các các đầu dây, khoảng cách bị tác động,...
- Kiểm tra dây cáp cửa, khóa,…
- Kiểm tra dây và, lá cờ, nam châm,...
- Kiểm tra xem PIT có khô thoáng không.
Địa chỉ: 464A Đường Bình Giã, Phường Nguyễn An Ninh, Thành Phố Vũng Tàu.
Hotline: 0933 123 320 Mr Hùng
Email: thangmayhoanggiavt.com
Website: https://thangmayhoanggiavt.com